Khám sức
khỏe thông thường không thể thay thế tầm soát ung thư nhưng nhiều người
hiểu lầm tràng việc khám sức khỏe định kỳ thì đã yên tâm mình không bị
ung thư
Sự khác nhau giữa khám sức khỏe thông thường và tầm soát ung thư là gì?
Khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm các
xét nghiệm như: công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tim đồ, khám
mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, da liễu,…để đánh giá tình trạng sức
khỏe ở các cơ quan như mạch máu, thận, gan, tim…Nên khám sức khỏe định
kỳ ít nhất là 2 lần trong năm.
Trong khi đó, tầm soát ung thư là các
xét nghiệm đặc nhằm kiểm tra dấu hiệu ung thư, thường là các xét nghiệm
máu tìm chất chỉ điểm khối u, xét nghiệm mẫu mô, nước tiểu, xét nghiệm
tìm máu trong phân,… các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt
lớp vi tính CT, siêu âm vú, chụp Mammography tuyến vú, nội soi dạ dày,
đại tràng,…, các xét nghiệm khác như xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap),
xét nghiệm tìm máu trong phân,…
Qua đó các bác sĩ sẽ kiểm tra về các dấu
hiệu chung về sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như khối u hoặc dấu hiệu
bất thường trên cơ thể. Ngoài ra, tiền sử bệnh gia đình hoặc cá nhân,
các phương pháp điều trị đã từng thực hiện cũng là những yếu tố cần xem
xét trước khi chỉ định các xét nghiệm tầm soát ung thư. Từ tuổi 40 trở
về sau nên khám tầm soát ung thư sớm 6 tháng – 1 năm 1 lần. Những người
có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn ví dụ tiền sử gia đình, người hút
thuốc lá, uống rượu nhiều,… thì nên tầm soát ung thư sớm hơn.
Ung thư thường không gây ra triệu chứng ở
giai đoạn đầu, vì vậy chúng ta gần như không thể phát hiện sớm nếu chỉ
dựa vào triệu chứng. Khám tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm
đặc biệt nhằm phát hiện ra mầm mống ung thư, hoặc khi khối u còn rất
nhỏ, khuyến khích thực hiện ở những người chưa có dấu hiệu, vì khi người
bệnh có dấu hiệu, thường là khi ung thư đã lây lan sang các mô lân cận,
và cơ hội điều trị không còn tốt như giai đoạn đầu.
Một số bệnh ung thư cần nên tầm soát
Ung thư vú.
Phụ nữ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm 1 lần. Phụ nữ
có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư vú có thể cần tầm soát sớm hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét