Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Vì sao một số người mắc bệnh ung thư lại tự khỏi

Trên thế giới ghi nhận rất nhiều trường hợp người bệnh ung thư tự khỏi, trong một nghiên cứu mới tại Anh, các nhà khoa học đã lý giải điều này

Có một số ca mắc ung thư mà bệnh đột nhiên biến mất. Giáo sư Momna Hejmadi, nhà sinh vật học nghiên cứu về ung thư tại Đại học Bath, đã đưa ra những lý giải cho hiện tượng trên.
Thật khó để tin rằng một số bệnh nhân ung thư bỗng dưng khỏi bệnh một cách thần kỳ. Nhưng đúng là chuyện đó đã xảy ra. Hơn 1.000 trường hợp bệnh nhân ung thư được biết tới đã trải qua quá trình mà các khối u tự tiêu tan.
Theo một số tài liệu, trường hợp ung thư khỏi ung thư đầu tiên là vào cuối thế kỷ 13. Khối u ở xương tự biến mất sau một trận ốm nặng do vi khuẩn. Vào cuối những năm 1800, nhà nghiên cứu về ung thư cho biết sau một trận sốt có thể khiến khối u suy giảm. Và ắc-xin vi khuẩn (Coley’s vaccine) và cho thấy hiệu quả trong việc giảm khối u ở nhiều bệnh nhân.
Các khối u được cho là tự biến mất, dù bệnh nhân không hề thực hiện liệu pháp điều trị này, thường xảy ra sau một bệnh nhiễm trùng (do vi khuẩn, virus, nấm hoặc thậm chí động vật nguyên sinh). Liệu điều này có nghĩa là chỉ cần kích thích hệ miễn dịch cũng sẽ giúp làm cho khối u thuyên giảm?
Lịch sử ghi nhận rất nhiều trường hợp ung thư tự thuyên giảm, nhất là ung thư tế bào hắc tố (ở da), ung thư biểu mô tế bào thận (ở thận), u nguyên bào thần kinh (tuyến thượng thận) và một số dạng ung thư máu. Nhưng vẫn không ai có thể phát hiện ra cơ chế của nó.
Một lý do có thể chấp nhận được là cơ thể kích hoạt một phản ứng miễn dịch chống lại một số kháng nguyên cụ thể hiển thị trên bề mặt tế bào khối u. Trên thực tế, một số khối u da cho thấy số lượng đặc biệt lớn của các tế bào miễn dịch của cơ thể bên trong khối u.
Nguyên nhân cơ bản nằm sau hiện tượng này là phản ứng miễn dịch nội tại sau phẫu thuật đủ để dừng sự phát triển của phần còn lại khối u. Nhưng khối u vốn rất nhiều loại, xét trên khía cạnh gen lẫn cách hoạt động của chúng nên kết quả là diễn tiến bệnh không ngừng nghỉ ở một số bệnh nhân nhưng lại là sự thuyên giảm tự phát ở một số khác.
Ngoài ra, khối u cùng một dạng (như ung thư vú) có thể bị biến đổi theo nhiều cách khác nhau. Điều này ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng của khối u hay khả năng di căn sang các vị trí khác hoặc cách chúng phản ứng với liệu pháp điều trị. Tình trạng đột biến gen cũng được nhiều người công nhận là nguyên nhân gây ra hiện tượng tự suy giảm các khối u.
Một số nghiên cứu sâu hơn khám phá ra mối liên hệ giữa gen và việc kích thích một phản ứng miễn dịch sẽ giúp tìm ra câu trả lời cho việc làm thế nào để phân loại các khối u có khả năng tự tiêu. Bước tiếp theo là thiết kế các loại thuốc có thể kích thích hệ miễn dịch đặc biệt nhắm vào những khối u dựa trên cấu tạo gen của chúng. Phát triển các mẫu động vật bắt chước sự tự tiêu của các khối u ở người cũng là một công cụ vô giá trong việc nghiên cứu vấn đề này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét